Lịch sử ra đời DShK

Sau đại chiến thế giới thứ nhất, đặc biệt là từ năm 1925 trở đi thì các chuyên gia quân sự Liên Xô dần nhận ra một điều rằng: lực lượng không quân và thiết giáp của nhiều nước đế quốc châu Âu (như là Anh, Pháp, Đức,...) và nhất là Mỹ đang phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là lực lượng không quân. Những chiếc máy bay làm bằng khung gỗ gỗ và giấy mỏng manh của Thế chiến 1 đang dần được thay thế bằng những chiếc máy bay được làm hoàn toàn bằng kim loại với tầm bay cao hơn, tốc độ bay lớn hơn, trang bị vũ khí mạnh hơn. Đồng thời, khả năng bị bắn hạ bởi súng máy phòng không đối với những chiếc máy bay này cũng ngày một giảm đi đáng kể. Kể từ khi Liên Xô được thành lập từ sau Cách mạng Tháng Mười thì các nước này vốn đã chẳng ưa gì một nước có tư tưởng xã hội chủ nghĩa rộng lớn như Liên Xô. Họ liên minh với quân Bạch vệ với quyết tâm "giết chết" Liên Xô bằng mọi giá trong thời kì Nội chiến Nga nhưng bất thành. Cho đến năm 1929 thì Hồng Quân mới chỉ đưa vào trang bị súng máy PM M1910 (loại này đã có từ thời Thế chiến 1) làm súng máy phòng không tiêu chuẩn, nhưng đạn 7.62×54mmR của khẩu PM M1910 ngày càng khó bắn hạ được những chiếc máy bay chiến đấu. Điều này đã làm phát sinh yêu cầu về một khẩu đại liên mới hơn, uy lực hơn. Nó phải vừa có thể dùng để tác chiến trên mặt đất, lại vừa có thể dùng nó để tác chiến phòng không tầm thấp đã bắt đầu xuất hiện trong suy nghĩ của cả các binh lính lẫn các sĩ quan của Hồng Quân. Vasily Degtyaryov - nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng khi đó đã được các binh lính và sĩ quan của Hồng Quân yêu cầu rằng: "phải thiết kế một khẩu súng máy mới hơn, uy lực hơn để họ có thể dùng nó chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ và máy bay của quân thù''. Trước đó, nhà thiết kế Vasily Degtyaryov đã trở nên nổi tiếng trong Hồng Quân khi ông chính là "cha đẻ" của khẩu súng máy hạng nhẹ nổi tiếng Degtyaryov DP dùng đạn 7.62mm. Nhà thiết kế Degtyaryov đã thiết kế ra được một khẩu súng máy mới. Ông lấy hình mẫu từ khẩu Degtyarov DP của mình để phát triển ra mẫu súng máy này. Súng này không sử dụng loại đạn 7.62×54mmR trước đó nữa mà chuyển hẳn sang sử dụng loại đạn mới được phát triển là đạn 12,7x108mm (đạn B-30). Loại đạn mới này có động năng lớn hơn làm cho súng có uy lực mạnh hơn nhiều so với đạn 7.62×54mmR của khẩu PM M1910 (hay khẩu Degtyarov DP) rất nhiều.

Nhà thiết kế Degtyaryov đã tự thiết kế ra được mẫu "Degtyaryova Krupnokaliberny" (đại liên DK hay là "súng máy cỡ nòng lớn của Degtyaryov'') vào năm 1930. Súng máy DK được chấp nhận đưa vào sản xuất với số lượng nhỏ từ năm 1931 đến năm 1935 để trang bị cho các xe bọc thép, xe tăng hạng nhẹ của Liên Xô và trên cả một số tàu chiến nhỏ của Hải quân Liên Xô. Vào năm 1938 thì kĩ sư Georgi Shpagin (sau này, ông Shpagin là người đã thiết kế khẩu tiểu liên PPSh-41 danh tiếng của Hồng Quân) đã thiết kế cho khẩu đại liên DK của nhà thiết kế Degtyaryov một cơ chế nạp đạn mới. Ông Shpagin đã tiến hành chuyển đổi cơ chế nạp đạn của khẩu DK từ hộp tiếp đạn 30 viên với đủ các nhược điểm như là: ít đạn, nặng nề, tốn thời gian để nạp lại đạn vào súng,...sang thành dây đạn 50 viên nhẹ nhàng hơn, nhiều đạn hơn, việc nạp lại đạn cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn so với hộp tiếp đạn 30 viên trước kia rất nhiều, thời gian duy trì hỏa lực chế áp của súng cũng tăng lên đáng kể, thời gian nạp lại đạn cho súng cũng giảm đi rất nhiều,...Và thế là, đại liên "Degtyaryova-Shpagina Krupnokaliberny" (Súng máy cỡ nòng lớn của Degtyaryov – Shpagin hay đại liên Degtyaryov-Shpagin) đã được ra đời. Một năm sau đó, vào năm 1939 thì DShK chính thức được đưa vào phục vụ trong biên chế của Hồng quân Liên Xô tại các binh chủng như là: bộ binh, thiết giáp, phòng không và hải quân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: DShK http://en.calameo.com/read/000127853fed679f5ecec http://books.google.com/books?id=EWEFdti6JQkC&pg=P... http://www.youtube.com/watch?v=5YmLAZv0Eu0&feature... http://www.youtube.com/watch?v=Z9bQmtaW0L4 http://www.militaertechnik-der-nva.de/Waffensystem... http://www.imfdb.org/index.php/DShK http://world.guns.ru/machine/mg03-e.htm http://baogialai.com.vn/channel/1624/201007/chuyen... http://www.baogialai.com.vn/channel/1624/201412/ky... http://www.baohoabinh.com.vn/246/78263/Dung_si_ban...